Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ GIẰNG CHỐNG ( Hệ Shoring)

Sau đây là tóm tắt sơ bộ các công đoạn thi công một hệ giằng chống hoàn chỉnh kèm theo các hình ảnh minh họa sinh động và chi tiết quy trình thi công. Chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào các chi tiết thi công thực tế tại công trường trong các bài viết sắp tới.

Bước 1:
1)    Thi công hệ tường vây cọc khoan nhồi / tường vây bê tông cốt thép / hệ cừ ván thép, sau đó đóng cọc kingpost (cọc định vị) bằng búa rung hoặc ép tĩnh đến cao độ thiết kế yêu cầu.

Bước 2:
2)    Đào đất, thi công lắp đặt sàn thao tác để thi công hệ giằng thứ nhất. Chiều sâu đào ngưng tại cao độ thấp hơn 0.5m so với hệ giằng thứ nhất. Sau đó bắt đầu thi công các công tác lắp đặt hệ giằng.
Bước 3 
3)    Lắp đặt hoàn thiện hệ giằng thứ nhất theo chi tiết thiết kế. Thi công hệ giằng biên trên các ke chống dọc tường, sau đó lao các thanh chống theo các hệ cọc định vị cố định bởi các ke / giá đỡ tại các cọ định vị này rồi hợp long với hệ giằng biên của tường vây đối diện tạo thành một hệ chống chịu lực khép kín. Thông thường trên các hệ chống giữa hai thanh giằng được bố trí các kích thủy lực (các kích thủy lực từ 50 tấn, 100 tấn, 150 tấn, 250 tấn ...phụ thuộc vào thiết kế yêu cầu) nhằm hỗ trợ lung lực đối trọng cố định tường vây. Các kích thủy lực cũng góp phần làm cho quá trình thi công hệ chống được linh động bởi các kích có khả năng thu về và dài ra từ 100cm đến 150cm, cũng như hệ giằng sẽ dễ dàng tháo gỡ sau khi xả kích mà không phải cắt bỏ hệ chống do bị chèn / ép chặt.

      Sau khi hoàn thiện hợp long hệ chống, các thanh giằng biên cần được gia cố chèn bằng gỗ chêm hoặc đổ chèn bê tông nhằm phân bố đều khả năng chịu lực của hệ giằng và tránh gây hư hại hệ giằng do tường vây lồi lõm, lực phân bổ không đều. Các công tác gia cố đạt yêu cầu sẽ tiến hành bơm các kích thủy lực và hoàn thiện gia cố (chống trượt/siết chặt hệ cùm gia cường...) cho từng hệ chống.
Bước 4
4)    Tiếp tục đào đất để thi công hệ giằng hai. Chiều sâu đào ngưng tại cao độ 0.5m so với hệ giằng thứ hai.Công tác đào đất ở bước 3 đồng thời kết hợp công tác bơm hạ mực nước ngầm, đập đầu cọc...
Bước 5:
5)    Thi công hệ giằng thứ hai. Sau đó đào đất đến chiều sâu đáy móng yêu cầu.
Bước 6:
6)    Thi công hệ đáy móng theo thiết kế, các công tác này bao gồm hoàn thiện đáy móng, đập đầu cọc, đan sắt thi công hệ đáy móng, đà giằng...
Bước 7:
7)    Hoàn thiện hệ đáy móng sau đó tháo dỡ hệ giằng lớp thứ hai.Các bước này được tiến hành tuần hoàn theo trình tự sau khi móng sàn đã đạt đủ độ ổn định cần thiết.
Sau đó tiến hành tuần tự các bước luân phiên cho công tác tháo dỡ hệ shoring chống tạm.

Hi vọng là qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình thi công một hệ chống sạt lở hoàn chỉnh từ khi tiến hành đến khi thi công xong phần móng tầng hầm và tháo dỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét